Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát!

Trong văn hóa phật giáo Quan Thế Âm Bồ tát mang ý nghĩa: “Đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn”. Còn Đại Thừa Phật Giáo cho rằng Quan Âm Bồ Tát để quảng hóa chúng sinh người đã biến thành 33 hiện thân. 33 hóa thân mang nhiều ý nghĩa khác nhau chủ yếu để người có thể đến gần với phật tử hơn.


"Nguyện khi tôi hành Bồ tát đạo, chúng sanh nào hứng chịu các thứ khổ não, sợ hãi, không ai cứu vớt, che chở, không nơi nương tựa, không chốn nương náu, nhưng nếu kẻ ấy có thể nghĩ tới tôi, xưng danh hiệu tôi thì tôi do thiên nhĩ nghe tiếng, do thiên nhãn trông thấy những chúng sanh ấy mà nếu chẳng cứu họ thoát khỏi những khổ não ấy, tôi trọn chẳng thành Vô Thượng Chánh Giác". Bồ Tát Quán Thế Âm.

1. Dương Liễu Quan Âm:
Tay phải Người cầm cành liễu, tay trái cầm tịnh bình, tọa trên một đài sen bằng đá

2. Long Đầu Quan Âm:
Người ngồi trên đằng vân với tư thế cưỡi rồng, là hoá thân của Thiên Long

3. Trì Kinh Quan Âm: 
Người tọa trên một mỏm đá cao, tay phải cầm cuốn kinh Nhược Độc thư

4. Viên Quang Quan Âm:
Phía sau người có một vầng hào quang

5. Du Hí Quan Âm:
Người tọa trên tường vân ngũ sắc

6. Bạch Y Quan Âm:
Người tọa trên một phiến đá, thân khoác áo trắng

7. Liên Ngọa Quan Âm:
Người tọa trên một đài sen, hai tay chắp vào nhau

8. Lang Kiến Quan Âm:
Người tọa trên một phiến đá tại đỉnh núi, nhìn về phía có thác nước hoặc dòng suối chảy

9. Thi Dược Quan Âm:
Tay phải người dựng thẳng suy nghĩ sâu xa, tay trái đặt lên đùi, lo lắng cứu vớt chúng sinh

10. Ngư Lam Quan Âm:
Chân người đứng trên ngao ngư, tay trái xách một giỏ cá

11. Đức Vương Quan Âm:
Người ngồi xếp chân trên một phiến đá, tay phải cầm một cành dương, tay trái đặt lên đầu gối

12. Thủy Nguyệt Quan Âm:
Được ví như ánh trăng trên mặt nước, vô định hình.

13. Nhất Diệp Quan Âm: hoặc Liên Diệp Quan Âm, Nam Minh Quan Âm.
Trụ trên một cánh sen nổi trên mặt nước.

14. Thanh Cảnh Quan Âm (Hóa thân của Bà La Môn):
Người có 3 khuôn mặt và 4 cánh tay, một tay cầm trượng, tọa trên đài sen.

15. Uy Đức Quan Âm:
Người tọa trên một phiến đá, tay trái cầm hoa sen

16. Duyên Mệnh Quan Âm:
Người tọa trên một phiến đá, tay phải đặt lên đầu.

17. Chúng Bảo Quan Âm:
Người ngồi xếp chân bằng trên mặt đất, tay trái chống xuống đất, tay phải đặt lên đùi hoặc xếp dài theo người.

18. Nham Hộ Quan Âm:
Người ngồi ngay ngắn trong một cái hang, tĩnh tư nhập định.

19. Năng Tĩnh Quan Âm:
Người đứng trên một mỏm đá, hướng về phía biển.

20. A Nậu Quan Âm:
Tên của Người mang ý nghĩa là sóng cuộn trên biển lớn.

21. A-ma-đề Quan Âm:
Cưỡi sư tử trắng 4 chi phóng hỏa quang, Người có 4 cánh tay, trên tay cầm Ma Kiệt Ngư, Bạch Cát Tường Điểu và Phượng Đầu Không Hầu.

22. Diệp Y Quan Âm:
Trên người có choàng một chiếc khăn kiểu Ấn Độ

23. Lưu Ly Quan Âm hoặc Hương Vương Quan Âm, Cao Vương Quan Âm:
Trên tay cầm một chiếc bình ngọc lưu ly, Người đứng trên cánh sen.

24. Đa-la-tôn Quan Âm:
« Đa-la » nghĩa là « Mắt », « Đồng Tử », trên tay cầm Thanh liên hoa.

25. Cáp Lị Quan Âm:
Người tọa trong một chiếc vỏ sò hoặc ngự trên một con sò lớn để băng qua biển.

26. Lục Thì Quan Âm:
Người mặc trang phục giống như một cư sĩ

27. Phổ Bi Quan Âm:
Vẻ mặt Người tự do tự tại

28. Mã Lang Phu Quan Âm:
Mang hình tượng của một người con gái

29. Trì Liên Quan Âm:
Ngự trên Liên diệp, đa số mang dung mạo của một cô gái trẻ

30. Nhất Như Quan Âm:
Người cưỡi Thừa Vân vi hành trên không trung

31. Bất Nhị Quan Âm: 
Hai tay Người chắp vào nhau, thân mặc thiên y, đứng trên lá sen, nhẹ nhàng di chuyển trên mặt nước

32. Hợp Chưởng Quan Âm:
Người thuộc phái Bà-la-môn

33. Lịch Thủy Quan Âm:
Một tay cầm ngọc bình, một tay cầm ấn pháp hoặc cành dương

No comments:

Post a Comment

Copyright©1999- | Beedesign