Một sản phẩm tái chế – mũ bảo hiểm có khả năng gấp lại và mở ra sẽ được bán tại các trạm cho thuê xe đạp – được xướng tên trong lễ trao giải James Dyson năm nay.(Designsvn)
Isis Shiffer, tốt nghiệp Viện thiết kế Pratt tại New York, đã tạo nên EcoHelmet – chiếc mũ bảo hiểm được tạo ra từ giấy tái chế dệt thành cấu trúc hình tổ ong.
Isis Shiffer và James Dyson, người sáng lập giải thưởng James Dyson
Nhờ được làm bằng giấy cardstock (một loại giấy cứng) với thiết kế như tổ ong giúp phân tán đều lực tác động, chiếc mũ hoàn toàn có thể bảo vệ người dùng như loại mũ bình thường. Mũ được phủ bằng loại sáp phân hủy sinh học chiết xuất từ bắp giúp không thấm nước, có thể bảo vệ nó trong mưa đến ba giờ.
Mũ bảo hiểm EcoHelmet của Shiffer là một sản phẩm tái chế và có khả năng đóng mở
"EcoHelmet đã trải qua nhiều giai đoạn nghiên cứu để đi đến một thiết kế mà cả hai đều có vẻ tốt," Shiffer nói. "Phiên bản đầu tiên đã được ra mắt, nhưng nhìn nó giống như quả dứa, phiên bản đầu tiên không tệ nhưng cuối cùng đã không thành công."
Trong thời gian học tại Học viện Pratt ở New York, Shiffer đã dành ra một năm rưỡi để nghiên cứu và hoàn chỉnh thiết kế của chiếc mũ. "Và thiết kế cuối cùng đã đảm bảo đầy đủ các chức năng của một chiếc mũ bảo hiểm và có phần giống những chiếc mũ bảo hiểm bằng da của những năm 1970," cô nói thêm. "Điều quan trọng với tôi là chiếc mũ phải giữ mức giá thấp nhất có thể và hấp dẫn nhất có thể."
Cấu trúc xuyên tâm của nó cho phép người dùng có thể gấp nó lại như một chiếc phong cầm nhỏ thành một vật phẳng, có kích thước bằng quả chuối
Để kiểm tra mũ bảo hiểm, nhà thiết kế mang nó đến một phòng thực nghiệm tại trường Đại học Imperial London, và nó đã thông qua tiêu chuẩn an toàn Châu Âu.
"Họ đã đặt ra một tiêu chuẩn chung Châu Âu mũ cho mũ bảo hiểm, điều đó cho phép tôi có thể thu thập đủ dữ liệu về cấu hình tổ ong độc quyền của EcoHelmet để biết nó khả thi và có khả năng phát triển," cô nói với Sky News.
Shiffer hy vọng EcoHelmet sẽ được bán tại các trạm cho thuê xe đạp với mức giá 4£
Để có được thiết kế ra thị trường, cô hy vọng nó sẽ được bán tại các trạm cho thuê xe đạp với giá 4£, Shiffer đang làm việc không ngừng để tạo ra thiết bị tùy chỉnh để có thể sản xuất cấu trúc tổ ong với số lượng lớn.
James Dyson, người gần đây đã tuyên bố rằng ông sẽ mở trường đại học của mình để thu hẹp khoảng giữa công nghệ và đời sống nước Anh, ông nói rằng EcoHelmet đã giải quyết một "vấn đề rõ ràng một cách vô cùng đơn giản".
Ông đã sáng lập giải thưởng James Dyson dành cho sinh viên thiết kế ở các đại học và sinh viên mới tốt nghiệp vào năm 2002. Giải thưởng có mặt ở 22 quốc gia, và những người đoạt giải quốc gia sẽ cạnh tranh nhau để dành giải thưởng quốc tế, và người được đề cử trong năm nay là Shiffer.
Shiffer sẽ nhận được 30,000 £ cho chiến thắng của cô, năm ngoái giải thưởng cao quý này đã được trao cho sáng kiến máy in bo mạch di động của một nhóm bốn sinh viên kỹ thuật của Đại học Waterloo, Canada.
Cô mong muốn chế tạo được một sản phẩm rẻ, an toàn, tái chế được mà bất cứ người nào cũng có thể mua. Hiện tại, Shiffer và các cộng sự đang thực hiện nhiều thử nghiệm chi tiết hơn để kiểm tra độ an toàn của chiếc mũ và đảm bảo khả năng bán được tại thị trường Mỹ. Cô gái 28 tuổi cũng đang làm việc với các đối tác tiềm năng và nhà đầu tư để biến ý tưởng thành sản phẩm cụ thể.
Chiếc mũ bảo hiểm khi gập lại có kích thước tương đương với một quả chuối
“Tôi muốn mang lại sự an toàn cho người đi xe đạp, nhưng cũng muốn bảo vệ môi trường thành phố”, Shiffer chia sẻ.
Beedesign Advertising Printing Web Design
#Beedesign (Mr. Khung)
#Tel: 093.7979.390 / 0388.818.680 / 0948.213.608
#Email: beedesign99@gmail.com
#Advertising_Printing_Web_Design
Life's Creative - Make it better
No comments:
Post a Comment