Kiến trúc thư viện thường không hấp dẫn với những người yêu thích kiến trúc nội thất. Nhưng những kiến trúc dưới đây sẽ giúp bạn định nghĩa lại về kiến trúc thư viện. (Designsvn)
Thư viện Matsubara tại Osaka, Nhật Bản
Thư viện Matsubara là công trình kiến trúc độc đáo, được xây dựng giữa ao hồ mênh mông nước cho vẻ đẹp vừa kiên cố vững chãi vừa nên thơ lãng mạn.
Thư viện Matsubara được xây dựng hay thế cho một thư viện cũ cùng địa điểm trước đó. Chủ đầu tư có ý định san lấp ao để xây dựng công trình mới. Nhưng các kiến trúc sư của MARU quyết định: “Chúng tôi coi khu vực bờ ao là một điều kiện tự nhiên độc đáo của dự án. Thay vì san lấp nó, chúng tôi đưa ra ý tưởng xây dựng thư viện ngay trên mặt nước”.
Matsubara không chỉ gây ấn tượng bới kiến trúc độc đáo bên ngoài mà còn gây ấn tượng với người tham quan những bức tường vững chãi bên trong.
Để bảo vệ Matsubara khỏi những trận động đất và cung cấp lớn cách nhiệt cần thiết, các kiến trúc sư đã chọn vật liệu từ bê tông cốt thép 600 mm để xây dựng bức tường.
Các kiến trúc sư thiết kế lệch tầng bề bên trong tòa nhà bằng cách sử dụng các khung thép làm. Các tầng so le nhau dần dần để lộ ra các tầng bên cạnh, tạo nên một không gian thống nhất.
Các cửa sổ được bố trí một cách hợp lý để bên trong thư viện người đọc vừa có thể học tập vừa có thể ngắm nhìn phong cảnh bên ngoài.
Ngoài ra cửa sổ còn được thiết kế phù hợp để đón nhận luồng khí mát lành từ mặt hồ xung quanh.
Thư viện công cộng Tân Hải Thiên Tân, Trung Quốc
Thư viện công cộng Tân Hải Thiên Tân là dự án theo đuổi phong cách tương lai của văn phòng kiến trúc MVRDV. Trải dài 33.700 mét vuông, dự án chỉ mất ba năm để hoàn thiện.
Thư viện công cộng bao gồm 5 tầng với ý tưởng thiết kế lấy cảm hứng từ nhãn cầu của con người. Là dự án nằm trong công trình văn hóa phức hợp ở thành phố Thiên Tân (Trung Quốc), cho thấy thành phố Thiên Tân sẵn sàng tiếp nhận một luồng văn hóa hiện đại hoàn toàn mới.
Xung quanh vòm hình cầu của toàn nhà xinh đẹp này bạn sẽ thấy những giá sách cong đan xen nhau giống như những dòng chảy kiến thức vô tận trong không gian.
Tầng trệt là khu vực sàn của mái vòm, nơi đọc sách của người già và trẻ em và có thính phòng hình cầu tại trung tâm. Tầng một và hai bao gồm các phòng đọc sách, khu chứa sách và những khu vực sảnh tiếp khách.
Và cuối cùng, những tầng trên bao gồm phòng họp, khu văn phòng, phòng máy tính và âm thanh cùng hai khu tổ chức tiệc trên sân thượng.
Thư viện “trao đổi ý tưởng”, Canada
RDH Architects đã công bố các kế hoạch cho “Trao đổi ý tưởng” ở một tòa nhà bưu điện cổ, một dự án phục hồi ở Cambridge, Canada. Dự án sẽ hoàn toàn khôi phục lại tòa nhà lịch sử hiện tại và biến nó thành một không gian mới thông qua việc bổ sung các tấm kính mới làm tăng không gian có thể sử dụng và cải thiện khả năng tiếp cận.
Kiến trúc đa chiều giao tiếp từ mọi phía, toát lên sự thông minh và thiết thực khi nó khéo léo kết hợp giữa cũ và mới. RDH Architects đạt được kết cấu hoàn hảo bằng cách sử dụng các vật liệu có sẵn tùy chỉnh, tối đa hóa tiện ích, ngoại hình và tính kinh tế. Các yếu tố tiêu chuẩn, chẳng hạn như vách thạch cao và đèn dải, được xử lý cẩn thận để tăng thêm vẻ sang trọng.
Dự án này là công trình thư viện “không sách” đầu tiên của Canada. Thay vì sách, nơi đây cung cấp các chương trình và dịch vụ cho mọi lứa tuổi, chẳng hạn như máy in 3D, phòng thu, không gian sáng tạo dành cho thanh thiếu niên và nhà hàng trong khuôn viên.. Các kiến trúc sư đã sáng tạo kiến trúc bằng cách bắt đầu những cuộc trò chuyện.
Các hoa văn gốm sứ trên kính được lấy cảm hứng từ kết cấu của mặt tiền bằng đá lịch sử. Và cũng như phần mở rộng đương thời, thư viện lịch sử đã được bảo tồn cẩn thận và thích nghi với chức năng mới của nó. Các ô cửa sổ trong tòa nhà cũ giờ đây là lối vào quán cà phê kết hợp phòng đọc.
Thư viện Alexandria (Bibliotheca Alexandrina), Ai Cập
Thư viện Bibliotheca Alexandrina được bắt nguồn từ thư viện của Hoàng gia Alexandria. Đây được xem là thư viện lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trong thế giới Hy Lạp cổ đại bởi sự lưu giữ các ngôn ngữ và ký tự.
Thiết kế của Bibliotheca Alexandrina được thiết kế dựa trên ý tưởng về sự cởi mở, sự ngăn nắp và tất cả được thể hiện trong kiến trúc dạng hình học chính của nó.
Hình ảnh mái nhà nghiêng nhô lên khỏi mặt đất tượng trưng cho vai trò tích cực của thư viện trong công nghệ của thế kỷ mới.
Phần mái của thư viện dựa trên hình ảnh của một vi mạch. Hình ảnh vi mạch tạo ra hình dạng cơ bản của tòa nhà và tạo thành một lớp công nghệ cao bên ngoài, có chức năng hoạt động và cung cấp ánh sáng và năng lượng cho thư viện, từ đó giảm các ảnh hưởng đến môi trường.
Mặt tiền thư viện nổi bật với những bức tường đá granit Aswan chạm khắc với các ký tự từ 120 ngôn ngữ chữ viết khác nhau.
Bên trong thư viện, chia thành hai không gian chính: Không gian lớn là phòng đọc và các không gian nhỏ cho các chức năng phụ trợ.
Một phòng đơn nằm ngay bên dưới mái nhà dốc mang lại cảm giác vô hạn và vô hạn, nhưng thân mật và khép kín với môi trường xung quanh ngay lập tức của người đọc, một không gian nơi một người có thể riêng tư.
Thư viện Birmingham, Vương Quốc Anh
Thư viện Birmingham được thiết kế bởi Mecanoo’s studio tại Birmingham (Anh) với diện tích khoảng 29.000 m2, cao 11 tầng và có một hướng ra quảng trường Centenary.
Tòa nhà được tạo thành từ bốn khối hình chữ nhật, được xếp chéo nhau để tạo ra các tầng sử dụng khác nhau.
Thư viện được phân chia thành khu đọc sách, truy cập máy tính, thư viện còn có nhà hát, sân khấu ngoài trời, phòng thu linh động mới, giảng đường ngoài trời và phòng ghi âm…
Hệ thống thang máy di chuyển nhìn từ dưới lên của công trình kiến trúc thiết kế đồ sộ này.
Hệ thống hành lang rộng rãi với hệ thống ghế ngồi đọc sách, bàn đọc sách chạy dọc theo đó. Ánh sáng từ thiết kế kiến trúc được cân nhắc kỹ tạo được các hiệu ứng mạnh mẽ, một sân chơi tạo hình thú vị với những chi tiết hoa văn hình tượng đan xen.
Ngoài các khu vực dành cho lưu trữ và không gian nghiên cứu chiếm các tầng trên, còn có một không gian hình bầu dục ở phía trên cùng của kết cấu nhà tưởng niệm Phòng Shakespeare – dành riêng cho bộ sưu tập các tác phẩm của nhà viết kịchAnh William Shakespeare.
Những khoảng không kết nối các tầng là địa điểm sân vườn lý tưởng với những lối đi xếp sẵn, xanh tươi, tạo không khí thoải mái thư giãn cho người đọc.
Bên ngoài thư viện được chạm lộng các vòng kim loại vàng, bạc và mặt tiền bằng sử dụng chất liệu kính tạo nên kiến trúc khác lạ cho thư viện.
Khối kiến trúc thư viện nhìn vào buổi đêm trở thành một điểm nhấn hiện đại cho không gian xung quanh.
Thư viện Đại học Nghệ thuật Tama, Nhật Bản
Đại học Nghệ thuật Tama ở thành phố Hachioji, Nhật Bản không chỉ được biết đến là trường đào tạo nghệ thuật hàng đầu mà đây còn là ngôi trường sở hữu một thư viện hết sức độc đáo.
Thư viện này được cấu thành bởi 166 mái vòm với các kích thước rộng hẹp khác nhau. Kiến trúc vừa độc đáo, vừa gần gũi với thiên nhiên.
Những mái vòm của thư viện tạo nên những đường cong kỳ ảo, hấp dẫn và giúp cho không gian trở nên mềm mại, dễ chịu hơn so với những góc cạnh của các tòa nhà thông thường.
Kết cấu thư viện xây dựng bằng những khối bê tông, thư viện sử dụng chất liệu kính để làm tường bao tạo nên không gian mở rất thông thoáng.
Với thiết kế mở, hầu như hệ thống ánh sáng trong công trình là ánh sáng tự nhiên được lấy qua các vòng cung như những lối vào hang động, tiếp nối khu rừng phía trước.
Thư viện có tất cả ba tầng, trong đó có một tầng hầm. Tầng 1 là tầng đa chức năng với các khu trưng bày, triển lãm, khu sân khấu, màn hình lớn để chiếu phim tư liệu và khu đọc sách điện tử…
Trên tầng 2 là nơi lưu giữ khoảng 100.000 cuốn sách là nơi để tự học, đọc sách báo in và nơi đặt máy photocopy.
Những vòng cung hình thành nên những không gian riêng biệt nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối về không gian, các kệ sách thuộc các lĩnh vực và hình dáng khác nhau được sắp xếp theo từng khu trong thư viện qua các vị trí giao nhau.
Thư viện Geisel, Hoa kỳ
Thư viện Geisel tại Đại học California, San Diego được mệnh danh là con tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh và là niềm tự hào của tất cả các sinh viên của trường.
Thư viện là sự kết hợp giữa chủ nghĩa tàn bạo và tương lai mà kiến trúc sư William Pereira đã theo đuổi một cách sâu sắc trong suốt sự nghiệp của mình.
Tại mỗi tầng, các tấm kính khổng lồ cùng thanh nhôm định hình giúp tòa nhà đón nhận ánh sáng từ mọi phía, đồng thời, việc sử dụng các tấm kính giúp phản chiếu hoặc đôi khi hòa lẫn hoàn hảo với nền trời phía sau.
Hệ thống bệ đỡ là các khối bê tông rắn chắc tạo góc 45 độ về các phía, với mục tiêu tạo kết cấu đơn giản nhưng làm nổi bật được cấu trúc của tòa nhà.
Thư viện có tất cả 8 tầng, 2 tầng dưới cùng dành cho dịch vụ ăn uống và dành cho giảng viên trong trường làm việc, 6 tầng còn lại ở bên trên dành cho các loại sách vở và phòng nghiên cứu chuyên biệt. Một trục lõi bao gồm cầu thang, thang máy và hệ thống cơ khí chạy thẳng theo tòa nhà.
Thiết kế ấn tượng của thư viện Geisel là thiết kế đặc trưng và cũng được sử dụng để làm logo cho trường Đại học.
Thư viện Oodi, Phần Lan
Thư Oodi nổi bật trong các công trình tại trung tâm Helsinki, thư viện nằm đối diện với tòa nhà quốc hội Phần Lan, quảng trường Kansalaistori.
Thiết kế của thư viện bởi ALA Architects lấy cảm hứng từ hình ảnh con tàu và văn hóa của vùng đất thủ đô Phần Lan. Thể hiện sự tự do và bình đẳng đối với mọi tầng lớp trong xã hội.
Kết cấu tổng thể thư viện hình con tàu phủ một lớp băng được ốp gỗ và kính bao gồm ba tầng chính. Mỗi tầng đều có một màu sắc riêng biệt và độc đáo.
Tầng trệt của thư viện được tổ chức như một trung tâm văn hóa giải trí với các tiện ích cộng đồng như: rạp chiếu phim, thư viện gia đình, nhà hàng, quán cà phê, hội trường đa năng, phòng trưng bày,….
Khu vực tầng hai của thư viện Oodi là không gian làm việc chung với đầy đủ các hạng mục cần thiết như: phòng LAB, văn phòng, studio, phòng họp, không gian sáng tạo,….
Không khí ở khu vực tầng hai ấm áp, gần gũi nhưng cũng hơi u ám với những căn phòng nhỏ có dầm thép sơn đen, sàn nổi phủ bằng tấm HPL, thảm xám và chỉ duy nhất giàn kết cấu là được ốp gỗ.
Tầng trên cùng là một không gian rất “tương lai” với sàn được ốp gỗ sồi màu sáng, trần nhà màu trắng gợn sóng và được chấm phá bởi một số cửa sổ âm trần hình tròn.
Cầu thang xoắn ốc nối ba tầng của tòa nhà Oodi Helsinki Central Library ấn tượng
Phòng đọc sách bí ngô với ghế sofa cao đụng trần phối màu cam đen vô cùng ấn tượng
Tiệm sách “mê cung” Dujiangyan Zhongshuge, Trung Quốc
Tiệm sách Dujiangyan Zhongshuge, một chuỗi hiệu sách ở Trung Quốc được thiết kế bởi Li Xiang, người sáng lập studio kiến trúc X + Living có trụ sở tại Bắc Kinh, Ninh Ba, Trùng Khánh, Quý Dương, Thành Đô và Thượng Hải.
Tiệm sách có kiến trúc độc đáo và thiết kế nội thất tuyệt vời. Tất cả đều được kết nối bởi trần nhà được tráng gương và sàn gạch đen lấp lánh biến tiệm sách thành không gian giống như mê cung.
Đặc biệt cầu thang và những ô cửa hình vòm tạo không gian rộng lớn hơn rất nhiều, cảm giác như đang bước xuyên qua những tấm kính. Tới đây bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp với những chiếc giá sách cao đến trần nhà.
Ngoài ra còn có khu vực được thiết kế theo kiến trúc của những chiếc giếng bậc thang nổi tiếng ở Rajasthan, Ấn Độ. Hay có những giá sách lại mang hình dáng của những chiếc đèn ngủ khổng lồ, đem đến một hiệu ứng hình ảnh độc đáo, mới lạ.
Bên cạnh đó, Tiệm sách Dujiangyan Zhongshuge còn có phòng đọc sách yên tĩnh, khu dành cho người lớn với thiết kế thông minh. Khu dành cho trẻ em thì theo concept dễ thương, thơ mộng và mới lạ.
Ngoài những công trình kiến trúc thư viện trong bài viết, trên thế giới còn rất nhiều công trình có kiến trúc rất ấn tượng mà mọi người có thể tìm hiểu như thư viện trung tâm Seattle, thư viện Trinity College, thư viện thành phố Seinajoki mở rộng,…
Beedesign Advertising Printing Web Design
#Beedesign (Mr. Khung)
#Tel: 093.7979.390 / 0388.818.680 / 0948.213.608
#Email: beedesign99@gmail.com
#Advertising_Printing_Web_Design
Life's Creative - Make it better
No comments:
Post a Comment