Để trở thành những người giỏi nhất trong ngành thiết kế đồ họa thì không gì hơn là bạn phải học hỏi từ những người giỏi nhất. Thế họ là ai?
1. PAUL RAND
“Nghệ thuật là một ý tưởng đã tìm được hình hài hoàn hảo của nó.”
Paul Rand đã tự học mà trở thành một nhà thiết kế đồ hoạ. Những đóng góp to
lớn nhất của ông cho lĩnh vực đồ hoạ là sản phẩm cho các tập đoàn. Một vài logo
trong số này chắc chắn bạn sẽ nhận ra. Từng làm việc lâu năm trong ngành quảng
cáo, Paul đã kết hợp giữa việc sáng tạo và hoàn thành mục tiêu. Ông là người
thuyết phục các doanh nhân rằng thiết kế không chỉ đẹp mà còn là công cụ để
phát triển doanh nghiệp. Paul Rand cũng là tác giả của một số sách thiết kế mà
cho đến nay vẫn phổ biến và mang tính thực tế: “I know a lot of things”,
“Little 1”, “Sparkle and spin”.
2. SOUL BASS
Soul Bass được phong là người đã thay đổi bộ mặt của ngành thiết kế đồ hoạ.
Trong sự nghiệp của mình ông từng làm việc với Alfred Hitchcock, Stanley
Kubrick, Martin Scorsese. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông bao gồm phần mở
đầu huyền thoại của “Vertigo”, tiêu đề cho “West Side Story”, “North by
Northwest” và “Psycho”. Ông đã thực hiện gần 100 poster, từng là nhà sản xuất
và đạo diễn, và làm một số logo cho các tập đoàn của Mỹ.
3. MILTON
GLASER
Milton Glaser là một trong những nhà thiết kế đồ hoạ nổi tiếng nhất trong
ngành. Chắc chắn bạn sẽ nhận ra logo đặc trưng trên trang phục của nhiều du
khách. Nhân tiện, ông là người sáng lập nên New York Magazine và đồng sáng lập
WBMG, một công ty thiết kế cho báo chí đã phát triển hơn 50 ấn phẩm phát hành
định kỳ trên khắp thế giới, bao gồm The Washington Post, O Globo, National
Post,…Nếu cần cảm hứng, bạn có thể tham khảo bài phát biểu nổi tiếng của ông “Ten
Things I Have Learned”.
4. HERB
LUBALIN
Được biết đến nhiều nhất với thiết kế typeface, ông đã làm việc cho các tạp
chí với tên tuổi lớn như Ralph Ginzburgh. Ban đầu, ông liệt kê những tác phẩm
typographic của mình vào loại non-typographics. Ông đã nghĩ rằng chúng gần
giống những thiết kế khái quát hơn: làm cho tiêu đề, chữ và hình minh hoạ trông
hợp với nhau. Aaron Burns gọi chúng là typographics, là cách trình bày tên trên
vật thể để làm sao cho chúng thật khó quên. Đó là lý do vì sao Lubalin rất giỏi
làm logo – ông ấy khiến mọi thứ trở nên thật khó quên. Lubalin cũng đã sáng tạo
nên typeface ITC Avant Garde.
5. STEFAN
SAGMEISTER
“Hãy siêng năng. Làm mọi thứ bạn có thể. Làm những gì bạn yêu thích, và
quan trọng hơn hết là hãy yêu những thứ bạn đang làm.”
Nhà thiết kế đồ hoạ nổi tiếng thế giới, một người hay thử nghiệm và chuyên
gia typography, người sáng lập studio Sagmeister Inc. cực kỳ thành công đã đảm
nhận nhiều việc khác nhau: từ thiết kế bìa sách đến bộ định danh cho các đoàn
thể. Ông có nguyên tắc là không mở rộng thêm để đảm bảo rằng sự tự do sáng tạo
không bị mất đi. Studio làm ra những thiết kế mang tính xã hội, âm nhạc và
custom made; đồng thời thực hiện các đơn đặt hàng của công ty, dành nhiều thời
gian hợp tác với giới mỹ thuật và cộng đồng khoa học. Stefan dạy ở New York
School of Visual Arts. Ông nhận 2 giải Grammy cho thiết kế album ca nhạc và làm
việc với The Rolling Stones, HBO, Guggenheim Museum, Brian Eno, Lou Reed, David
Byrne, OK Go,…vân vân.
Hãy xem bài học của ông về Happy Design để tìm cảm hứng hoặc bài phát biểu
How to bring personal and human into design.
6. PAULA
SCHER
Một trong những phụ nữ đáng chú ý nhất
trong thiết kế đồ hoạ hiện đại và người phụ nữ duy nhất là đối tác của hãng
thiết kế quốc tế lớn nhất, “Pentagram”. Huyền thoại sống của ngành thiết kế thế
giới hiện đã sở hữu hàng trăm giải thưởng, bao gồm 4 đề cử cho thiết kế bìa của
Grammy từ National Association of Recording Arts and Sciences. Các tác phẩm nổi
tiếng nhất của bà là bộ nhận diện thương hiệu cho
CityBank, sản phẩm cho Windows 8, Tiffany & Co., Swatch. Bộ nhận diện thương hiệu cho
Nhà hát công cộng New York trở thành một cột mốc quan trọng đối với thiết kế cho
các tổ chức văn hoá, và thể hiện một khía cạnh khác trong tài năng của Paula.
Bà đã thực hiện bộ định danh cho Metropolitan Opera (2006), New York City
Ballet (2008) và New York Philharmonic and MOMA (2009).
7. ALVIN
LUSTIG
Ông thật sự đã làm nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thiết kế sách, tạp
chí, nội thất và thời trang. Ông khởi đầu là một người đánh chữ, sau đó ông
thiết kế bìa sách, rồi trở thành người điều hành Visual Research của Look
Magazine. Sự nghiệp 20 năm của ông gồm đầy những kiệt tác: bìa sách nổi tiếng –
“The Great Gasby” của F. Scott Fitzgerald hoặc “Flowers of Evil” của
Baudelaire. Ông cũng được biết đến nhiều nhờ thiết kế ghế cho văn phòng
Paramount, poster, các công trình kiến trúc như khách sạn Beverly-Carlton
Apartment tại Los Angeles và l ‘Institute of Jewish Education.
8. MASSIMO
VIGNELLI
“Thiết kế là duy nhất – vì không có nhiều loại thiết kế. Những nguyên tắc
thiết kế có thể dùng cho nhiều dự án khác nhau còn phong cách thì không quan
trọng. Thiết kế còn đáng kể hơn bất kỳ phong cách nào.”
Thuộc hạng nhất trong ngành thiết kế đồ hoạ, công nghiệp và kiến trúc của
thế giới. Sự hài hoà về hình học và câu nói “Thiết kế là duy nhất” là những
nguyên tắc chủ chốt của ông. Ông thích dùng font Helvetica trong các sản phẩm
của mình và ưa sự đơn giản. Vignelli là một bậc thầy ở nhiều lĩnh vực khác
nhau, thiết kế đồ nội thất, trang trí triển lãm, dàn dựng các vở diễn, làm việc
với đất sét, gỗ, thuỷ tinh, kim loại, nhựa, v…v. Những tác phẩm nổi tiếng nhất
của ông là bản đồ tàu điện ngầm New York, logo cho American Airlines, United
Colors of Benetton, Cinzano, túi nâu cho Bloomingdales.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Vignelli, hãy xem một tập của Helvetica hoặc
từ bộ phim tài liệu Design is one.
Ông cũng nghĩ rằng không thể có sự sáng tạo nếu không kiến thức nào có sẵn
cho những người mới bắt đầu. Vì thế bạn có thể đọc sách của ông ấy The Vignelli
Canon ngay tại đây.
9. ALEXEY
BRODOVITCH
Người đàn ông tạo ra bản mẫu đầu tiên của tạp chí thời trang hiện đại. Ông
làm nên một cuộc cách mạng trong thế giới ấn phẩm định kỳ, kết hợp văn bản và
hình ảnh trên các trang của Harper’s Bazaar Magazine. Dấu ấn của ông là lối xếp
các khối văn bản vào những vị trí cụ thể khi các bài viết và tiêu đề được in
theo cùng một cách nhưng ở những góc độ khác nhau. Ông là thầy của những nhiếp
ảnh gia như Irving Penn và Richard Avedon. Chúng ta cũng nên nhắc tới phần
trang trí của ông cho Russian Ballet của S.P.Dyagilev, bức tranh in trên vải
Paul Puare, giải nhất cuộc thi The Best Design of the Poster for Benefit Le Bal
Banal (Pablo Picasso được hạng nhì), poster cho Bộ Tài chính Mỹ, Red Cross
Society, Informational service of the USA, và album ảnh “The Ballet” của ông
ấy.
10. CHIP
KIDD
Chip Kidd là nhà văn và thiết kế bìa sách nổi tiếng đã thực hiện hàng ngàn
bìa sách, khiến ông trở thành một nhà thiết kế đồ hoạ hạng nhất. Ông làm việc
cùng Alfred A. Knopf và từng là biên tập viên cho Pantheon comics. Những bìa
sách xuất sắc của ông không chỉ cho độc giả nhìn và đọc mà còn cảm nhận chúng
nữa. Trong tay ông, một chiếc bìa sách có thể biến thành một tập hợp nhiều hình
dáng khác nhau: từ cứng cáp và mạnh mẽ đến mềm mại và tinh tế.
Bạn có muốn biết thêm về Chip không?
Hãy xem bài phát biểu của ông trên TED nói về thiết kế sách, phát biểu cho
viện bảo tàng Hammer hoặc ghé thăm website để tìm cảm hứng. ( designcontest.com)
No comments:
Post a Comment